Những lưu ý tránh đuối nước mùa du lịch biển

Những lưu ý tránh đuối nước mùa du lịch biển

Những lưu ý tránh đuối nước mùa du lịch biển

28/08/2018

Hè đến, du lịch biển sẽ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn cùng gia đình để giải nhiệt mùa hè. Tuy nhiên, những điểm tránh nóng này luôn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước cho bất cứ ai. Do đó, bạn cần phải  trang bị cho mình  những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân và gia đình mình để có một chuyến đi an toàn.

>> Du lịch biển Cô Tô những điều cần lưu ý

>> Du lịch Minh Châu - Quan Lạn 

1. Không uống bia – rượu trước khi bơi

Uống rượu bia sẽ làm suy giảm khả năng phán đoán và làm chậm phản ứng của bạn trước những mối nguy hiểm. Rượu bia cũng khiến bạn dễ bị lạnh hơn khi tiếp xúc với nước, bởi các mạch máu rất gần với da, do vậy bạn không nên đi bơi khi đã uống bia – rượu. 

2. Chọn áo phao  đạt chuẩn

Yếu tố cơ bản mà  bạn cần nhớ  đó chính là chọn áo phao có thiết kế giúp đầu nổi trên mặt nước và chú ý là trẻ em không thể mặc áo phao dành cho người lớn. Bạn nên  kiểm tra tình trạng áo phao, phao cứu hộ ít nhất một năm một lần, và loại áo phao có lớp giữ nhiệt sẽ giúp bạn chống chọi với thời tiết lạnh.

3. Đề phòng dòng chảy xa bờ

Các bãi biển Việt Nam hầu như sóng không quá to, cát mịn, có phần thoai thoải, vậy nên trước  khi xuống nước, bạn nên hỏi người dân địa phương bãi tắm nào an toàn để tránh nguy cơ bị sụt cát, sứa, đá nhọn... Điều đầu tiên cần ghi nhớ là dành khoảng 5-10 phút để quan sát biển báo nguy hiểm và nhận dạng dòng chảy xa bờ. 
Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ, nó được hình thành khi nước biển được đưa liên tục vào bờ và tập hợp lại thành một dòng chảy đi thẳng ra biển. Nó là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Khi thấy sóng không quá to bạn  thường chủ quan, thế nên, những ngày sóng không to, các trường hợp chết đuối nhiều hơn. Có thể nhận biết dòng chảy này nhờ những đặc điểm sau: Có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn; Có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn; Đôi khi có thể thấy các mảnh vỡ/bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.

3. Không nên quay lưng ra phía biển

Khi tắm biển bạn không nên quay lưng ra phía đại dương vì khi ấy không thể nào quan sát, kiểm soát được những nguy hiểm sẽ xảy ra, một con sóng lớn đang tới chẳng hạn. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần biết giới hạn và khả năng bơi của mình để có thể bảo vệ cho chính mình và con của mình. Luôn để ý đến trẻ bất cứ lúc nào bởi luôn xuất hiện những sự cố bất ngờ như chuột rút, đuối nước.

4. Không nên tắm biển một mình

Để đảm bảo an toàn, nên đi bơi cùng ít nhất 1-2 người khác để có thể hỗ trợ nhau khi có sự cố. Nếu không may gặp phải dòng chảy xa bờ thì không nên cố bơi ngược trở lại mà tiếp tục bơi song song với bờ biển cho đến khi gặp con sóng từ ngoài đánh vào và đưa lại gần bờ.
Đối với những người không biết bơi, hoặc đã đuối sức, không đủ thể lực để thoát khỏi dòng ngược, hãy cố gắng bơi song song với bờ biển, hoặc ra hiệu cho cứu hộ hoặc người dân gần đó ứng cứu.


Ngoài ra, du khách không nên phơi nắng quá lâu trước khi xuống nước. Đừng để bụng quá đói hoặc quá no. Không nín thở quá lâu khi lặn.

5. Không tự ý bơi ra cứu người

Trong bất kỳ trường hợp nào bạn tuyệt đối không được nhảy xuống cứu người bị đuối nước nếu bạn không phải là một nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp. Trong cơn hoảng loạn cực độ nạn nhân sẽ có khuynh hướng vùng vẫy, níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cứu và điều đó có nguy cơ sẽ khiến cho cả 2 – người bị nạn và người cứu cùng chết đuối. Hãy ghi nhớ “Ném xuống chứ không nhảy vào”.
Trong trường hợp bạn nhảy xuống nước cứu nạn nhân bị đuối nước thì bạn nên ném cho nạn nhân một phao nổi trước cho nạn nhân bám vào trước khi cho nạn nhân bám vào người mình hoặc trong trường hợp không có phao thì việc tiếp cận nạn nhân từ đằng sau là một lựa chọn an toàn dành cho bạn.

6. Chú ý lên bờ ngay khi thấy các triệu chứng sau:

Cơ thể ngứa ngáy, cảm thấy lạnh; Thấy mệt mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy; Bị chuột rút, rối loạn thị giác; Có dấu hiệu bị chướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối.
Nếu đột nhiên có cảm giác rát bỏng, có khả năng bị sứa cắn. Hãy lập tức lên bờ, dùng chanh hoặc giấm xoa lên chỗ bị đau, sau đó nên tắm lại bằng nước ngọt. Nếu không có giấm, du khách hãy rửa vết sứa chích bằng nước biển rồi lấy cát đắp lên. Như vậy nọc độc của sứa sẽ được hạn chế bớt.

7. Lưu ý quan trọng khi tắm biển là đề phòng bị say nắng hoặc cảm lạnh

Ánh sáng mặt trời chỉ tốt cho cơ thể vào lúc trước 9h hoặc sau 15h, ngoài những giờ đó, ánh nắng rất gay gắt, gây tổn hại nhiều cho da và mắt. Vì thế, hãy bảo vệ da bằng kem chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành khi tắm biển và cả khi ngồi trên bờ.
Nhà có trẻ nhỏ cần lưu ý thêm, khăn và ô luôn là những đồ dùng cần thiết để mang theo khi ra biển. Không nên để trẻ phơi nắng quá lâu và tắm liền 2 tiếng trên biển. Khi tắm xong lên bờ thì cần phải lau người, thay đồ khô luôn cho trẻ, tránh để trẻ mặc đồ ướt chạy chơi trên cát bởi ở biển gió to nên rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
Du khách thường có thói quen sau khi tắm biển thì phải ăn hải sản ngay, thế nhưng, nếu người có cơ địa dị ứng thì phải cẩn trọng. Mặt khác, bạn cũng nên mang theo thuốc chống dị ứng để phòng ngừa.
Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và hạn chế tử vong do đuối nước đến mức thấp nhất, đối với các bậc phụ huynh, phải hết sức nâng cao ý thức quản lý, không để các em tự do tắm sông, biển mà không có người lớn đi cùng trông nom. Ngoài ra, trong nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục. Bên cạnh đó, mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đuối nước để khi xảy ra trường hợp đuối nước áp dụng kịp thời.

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Gọi ngay: 0963.851.651

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon
Gọi ngay: 0979.961.851