Tour CHÙA HƯƠNG Giá Rẻ Review Kinh Nghiệm Du Lịch 2024

Thương hiệu: Tour.Pro.Vn |
530.000₫

Giới thiệu về khu du lịch chùa Hương địa chỉ, số điện thoại, giá vé cáp treo, vé tham quan, vé đò ⭐ Review lịch trình, chi phí tour Chùa Hương 1 ngày và 2 ngày 1 đêm ✅ Chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch chùa Hương Hà Nội Cập Nhật.

Gọi 0981.851.651 để được trợ giúp

Tour du lịch chùa Hương:

HÀ NỘI - DU LỊCH CHÙA HƯƠNG - ĐỘNG HƯƠNG TÍCH - HÀ NỘI

(Thời gian: 01 ngày - Phương tiện: ô tô)

Mỗi dịp đầu xuân năm mới, đường vào chùa Hương luôn tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, du khách đến đây du lịch hay chiêm bái mỗi khi ngồi thuyền vãng cảnh, như lạc vào non tiên cõi Phật. Nhẹ nhàng thả hồn mình trôi theo mái chèo xuôi dòng Suối Yến trong xanh, hai bên bờ cây cối xanh tươi.

Du khách đến đây vào dịp đầu hạ thì hoa gạo nở đỏ rực như những đốm lửa hay khi thu qua suối Yến ngập tràn sắc tím của hoa súng, mùa xuân thì hoa ban, hoa mận nở trắng trên các triền núi. Cảm giác đó thật tuyệt vời mà chỉ đến với du lịch chùa Hương du khách mới cảm nhận được.

Hành trình đi tour du lịch chùa Hương cùng Tour.Pro.Vn - Công ty du lịch uy tín tại Hà Nội không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để du khách thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú.

06h00: Xe và hướng dẫn viên Tour.Pro.Vn đón quý khách tại điểm hẹn, điểm danh quân số, khởi hành tour du lịch Chùa Hương 1 ngày. Trên xe hướng dẫn viên thuyết minh, tổ chức hoạt náo nhiệt tình, vui nhộn.

08h00: Đến chùa Hương, hướng dẫn viên đưa quý khách ra bến Đục, lên thuyền đi vào bến Thiên Trù. Quý khách sẽ được chiêm ngưỡng dòng suối Yến trong vắt trôi êm ả giữa núi đồi xanh ngắt, bầu trời lững lờ những áng mây trắng, đọng vài giọt nắng vàng khiến khung cảnh suối Yến vào thu thật tĩnh lặng và thơ mộng.

11h00: Vào tới bến Thiên Trù, quý khách đi bộ khoảng 15 phút sẽ lên tham quan chùa Thiên Trù. Sở dĩ gọi là Thiên Trù bởi trong lúc thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (Bếp Trời - một sao chủ về ăn uống), nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.

12h00: Quý khách nghỉ ngơi, ăn trưa tại nhà hàng trong khuôn viên quần thể di tích chùa Hương.

13h00: Quý khách được tham quan động Hương Tích. Theo truyền thuyết, động Hương Tích là miệng một con rồng lớn, núi Đụn Gạo là lưỡi rồng, cổ xưa từ trên cửa động xuống đến sân động phải qua hai cây càu bắc song song bằng gỗ lim (gọi là Bạch Liên Kiều) qua hang sâu, dưới có nước (gọi là Liên Trì - ao sen) rồi mới đi vào động…Vào trong động quý khách sẽ được nghe thuyết minh viên thuyết minh về các nghi lễ cũng như các điển tích về: Đụn gạo, núi Cô, núi Cậu…

15h00: Quý khách quay trở lại đò di chuyển ra xe khởi hành về Hà Nội.

17h00: Về đến Hà Nội, xe và hướng dẫn viên đưa quý khách trở về điểm đón ban đầu, Hướng dẫn viên Tour.Pro.Vn cảm ơn, chia tay và hẹn gặp lại quý khách!

GIÁ TOUR CHÙA HƯƠNG TIÊU CHUẨN: VNĐ /KHÁCH

Người Lớn Trẻ Em 5 - 9 Tuổi  Trẻ Em Dưới 5 Tuổi
530.000 50% Miễn Phí

Note: Quý khách là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với số lượng 25 người lớn trở lên, xin hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được giá tốt tour nhất.

I. CHI PHÍ ĐI DU LỊCH CHÙA HƯƠNG:

• Vận chuyển

+ Xe du lịch đời mới, máy lạnh đưa đón theo lịch trình du lịch Hà Nội - Chùa Hương - Hà Nội.

+ Loại xe sản xuất: 2016 - 2024 (45, 35 chỗ: Hyundai, Isuzu Samco, 29 chỗ: Hyundai County/Samco, 16 chỗ: Mercedes Sprinter, Ford Transit, 07 chỗ: Innova).

• Phục vụ ăn uống

+ 01 bữa ăn chính: Tiêu chuẩn 150.000đ/ bữa/ khách

• Dịch vụ bao gồm khác

+ Bảo hiểm du lịch với mức 40.000.000đ/trường hợp.

+ Vé thuyến đò + vé tham quan các điểm theo lịch trình

+ Tặng mỗi khách 01 nón cao cấp từ Tour.Pro.Vn.

+ Nước uống trên xe tiêu chuẩn 1 chai/ người/ ngày.

+ Hướng dẫn viên tiếng việt theo chương trình hài hước vui nhộn và nhiệt tình.

II. CHI PHÍ DỊCH VỤ TOUR KHÔNG BAO GỒM:

- Giá không áp dụng dịp lễ, tết.

- Vé cáp treo Chùa Hương các chặng.

- Chi phí xuất hóa đơn VAT (Thuế GTGT).

- Ăn uống, dịch vụ cá nhận ngoài chương trình.

III. NHỮNG ĐIỀU MÀ DU KHÁCH CẦN CHÚ Ý:

+ Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn giá tour bố mẹ tự túc lo các chi phí ăn, tham quan (nếu có) cho bé. Hai người lớn chỉ kèm 2 trẻ em dưới 5 tuổi, em thứ 3 trở lên phải mua 1⁄2 vé tour.

+ Trẻ em từ 5 - dưới 9 tuổi: 50% giá tour. Bao gồm các dịch vụ ăn uống, ghế ngồi trên xe và ngủ chung với bố mẹ.

+ Trẻ em TỪ 9 tuổi: 100% giá tour và tiêu chuẩn như người lớn.

+ Quý khách có yêu cầu gửi thông tin lịch trình chi tiết và báo giá tour du lịch chùa Hương 2 ngày 1 đêm - Xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại Hotline/Zalo: 0981.851.651.

Review kinh nghiệm đi Chùa Hương Hương Sơn Mỹ Đức Hà Nội

{Du lịch Chùa Hương} ngoài đi thuyền trên dòng Suối Yến, du khách còn được thưởng ngoạn cảnh quan của núi rừng Hương Sơn bao la từ trên cáp treo. Một chuyến hành hương về với cõi Phật thật nhiều những trải nghiệm lý thú. Nhằm chia sẻ tới du khách những thông tin hữu ích, Tour.Pro.Vn sẽ review những {kinh nghiệm du lịch Chùa Hương} Mới:

Chùa Hương ở đâu ?

{Chùa Hương} nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Vị trí cách trung tâm huyện Mỹ Đức khoảng 11,5km và cách trung tâm nội đô Hà Nội 61,3km, mất 1 giờ 28 phút di chuyển đường bộ bằng ô tô theo ước tính từ ứng dụng chỉ đường Google Maps.

Ai cũng nghĩ Chùa Hương là một ngôi chùa riêng lẻ, nhưng thực chất Chùa Hương là một quần thể các công trình văn hóa tâm linh, gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp và đền thờ những vị thần tối linh bản địa. Chùa Hương còn là một danh lam thắng cảnh với những di tích lịch sử lâu đời nổi tiếng trường tồn với thời gian, những dấu tích của các bậc Vua Chúa, những danh nhân nổi tiếng cũng còn được lưu lại đến ngày hôm nay.

Để đến được quần thể danh thắng Chùa Hương, du khách sẽ phải vượt qua hai chặng đường, một là đường bộ đến Bến Đục - Suối Yến, sau đó lên thuyền di chuyển thêm 4km nữa mới tới được chân núi Hương Sơn lối dẫn lên Động Hương Tích, nơi chùa chính.

Chỉ đường, phương tiện đi Chùa Hương Hương Sơn Mỹ Đức Hà Nội

Nếu không tham gia tour du lịch Chùa Hương trọn gói, từ trung tâm hội nghị Quốc Gia - Hà Nội, có hai hướng di chuyển để đến {khu du lịch Chùa Hương} Tùy loại phương tiện du khách lựa chọn như xe bus, xe ô tô hay xe máy mà áp dụng hướng đi khác nhau.

+ {Đi Chùa Hương} bằng xe ô tô: Theo chỉ dẫn của Google Maps thì khoảng cách dành cho hướng đi ô tô là 62,2km. Có hai hướng, hướng truyền thống trước đây là đi: Hà Đông > Ba La > Vân Đình > Tế Tiêu > Chùa Hương.

Tuy nhiên hiện nay đại đa số khách du lịch thích đi hướng đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ > Đồng Văn > QL38 > Chợ Dầu > Chùa Hương. Hướng đi đường cao tốc vừa nhanh, thoáng và ít lối rẽ nên du có xa hơn đôi chút nhưng lại được nhiều du khách lựa chọn hơn.

+ Đi Chùa Hương bằng xe máy: Vì không được chạy vào đường cao tốc nên cung đường ngắn nhất được gợi ý dành cho xe máy là hướng đi Hà Đông > Ba La > Vân Đình > Mỹ Đức > Tế Tiêu > Chùa Hương.

Với những bạn trẻ hoặc sinh viên, thích rong ruổi khám phá và tiết kiệm chi phí, thường lựa chọn đi Chùa Hương bằng xe máy, tuy nhiên khá nhiều điểm rẽ nên bạn phải tìm hiểu kỹ đường đi hoặc tải ứng dụng chỉ đường Google Maps để hỗ trợ trong quá trình di chuyển nhé.

+ Đi Chùa Hương bằng xe Bus (Buýt): Một phương tiện công cộng cũng được khá nhiều du khách lựa chọn nếu đi Chùa Hương một mình, đó là xe Bus. Tại bến xe Mỹ Đình có tuyến Bus 103A chạy tuyến Mỹ Đình - Chùa Hương, hoạt động từ 5h đến 20h hàng ngày, cách nhau 25 phút lại có một chuyến xuất bến, với giá 9.000đ/vé/lượt.

Du lịch Chùa Hương 1 ngày và 2 ngày 1 đêm chi phí tour bao nhiêu ?

Kinh nghiệm đi Chùa Hương Hà Nội tại Tour.Pro.Vn cho rằng, xu hướng du khách từ Hà Nội, TPHCM hay các tỉnh đi tham quan, chiêm bái Chùa Hương hiện nay thường sẽ lựa chọn chi phí tour với hai lịch trình phổ biến như sau:

{Tour chùa Hương 1 ngày} 530.000 VNĐ/Khách, chi phí combo du lịch chùa Hương 1 ngày sẽ bao gồm các dịch vụ: Xe đưa đón theo lịch trình Hà Nội - Chùa Hương Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội, 1 bữa ăn chính tại nhà hàng 150.000 VNĐ/khách, Vé thuyền đò, vé tham quan (Không bao gồm vé cáp treo), nước uống trên xe, tặng gói media du xuân cho đoàn đăng ký từ 100 khách, bảo hiểm du lịch và hướng dẫn viên chuyến tuyến Chùa Hương.

{Du lịch Chùa Hương 2 ngày 1 đêm} 1.350.000 VNĐ/Khách, chi phí combo tour 2 ngày 1 đêm sẽ bao gồm các mục dịch vụ: xe đưa đón theo yêu cầu từ Hà Nội - Chùa Hương Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội, 3 bữa ăn chính tại nhà hàng 150.000 VNĐ/khách, 1 bữa ăn sáng tại khách sạn, 1 đêm ngủ tại khách sạn 2 - 4 khách/phòng, vé thuyền đò, vé tham quan (Không bao gồm vé cáp treo), nước uống trên xe, tặng gói media du xuân cho đoàn đăng ký từ 100 khách, bảo hiểm du lịch và hướng dẫn viên chuyến tuyến Chùa Hương Hà Nội.

Chi phí đi Chùa Hương được Tour.Pro.Vn review có thể sẽ dao động, tùy thuộc vào tiêu chuẩn hạng phòng khách sạn, resort mà du khách lựa chọn hay hay bổ sung thêm các dịch vụ, Media, hội thảo, Gala, vé cáp treo khứ hồi và giá tiền các bữa ăn uống. Tuy nhiên chi phí đã chia sẻ ở trên là tương đối đầy đủ các dịch vụ du lịch cho chuyến đi Chùa Hương, du khách có thể yên tâm trải nghiệm chuyến đi du lịch Chùa Hương tự túc! Hoặc bạn có thể liên hệ Hotline/Zalo: 0981.851.651 để book tour Chùa Hương giá rẻ trọn gói nhé!

Review chiêm bái tham quan, du lịch Chùa Hương có gì ?

Khác với những ngôi chùa khác, chùa Hương không phải một ngôi chùa đơn lẻ như tên gọi mà ở đó bao gồm một quần thể tâm linh với rất nhiều điểm tham quan, chiêm bái. Để ghé thăm được tất cả các công trình này, bạn phải cần đến ba ngày trọn vẹn thì mới có thể khám phá hết:

Quần thể thắng cảnh Chùa Hương được chia thành bốn khu hay bốn tuyến tham quan gồm: tuyến chính Hương Tích; tuyến tham quan Tuyến Tuyết Sơn; tuyến tham quan Long Vân; tuyến tham quan Thanh Sơn với nhiều đền, chùa, hang, động và cụ thể cho từng tuyến chi tiết như sau:

Tuyến chính Hương Tích gồm đền Trình, Chùa Thiên Trù, Động Tiên Sơn, Chùa Giải Oan, Đền Trần Song, Động Hương Tích, Chùa Hinh Bồng:

+ Suối Yến: Suối Yến còn được gọi với cái tên khác - Yến Vĩ. Không phải tự dưng mà có tên gọi này, do từ trên cao nhìn xuống toàn cảnh con suối dài 4km này, người ta thấy hình thù giống như chiếc đuôi của loài chim yến đang xòe rộng đầy kiêu sa. Để đến được khu chùa chính của Chùa Hương, không còn cách nào khác ngoài việc đi đò dọc con suối Yến trữ tình.

Ngồi trên con đò mộc mạc đơn sơ, nhẹ nhàng vươn qua từng con sóng bằng nhịp chèo êm ả của người lái đò thầm lặng, du khách sẽ có cơ hội thẩm nhận, chiêm ngưỡng cảnh đẹp đến say đắm lòng người của cảnh vật hai bên bờ.

Thong dong trên con suối trước khi vào chùa, du khách như được gột rửa tâm hồn, thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết, nhẹ nhàng chạm đến tận nơi sâu thẳm nhất của trái tim khiến cho du khách cảm thấy tâm thanh tịnh,”sạch sẽ” nhất khi hướng về đức Phật cao quý.

+ Động Hương Tích: Điểm chính của du lịch Chùa Hương, nơi đây được mệnh danh với danh hiệu mỹ miều - hang động đẹp nhất phương Nam, Nam Thiên đệ nhất động. Không biết hang động này đã tồn tại từ khi nào, chỉ biết được phát hiện vào thế kỷ thứ XI, đến năm 1687 chính thức được đưa vào làm nơi thờ Phật. Theo như Phật thoại truyền, động Hương Tích gắn với câu chuyện thành đạo của công chúa Diệu Thiện.

Khi vừa đặt chân đến khu vực động Hương Tích, du khách sẽ tận mắt chứng kiến cửa hang mở to hệt như hình dáng của mồm rồng đang há rộng, mà theo như thuyết phong thủy, đây chính là “con rồng đá đang há miệng vờn ngọc”. Bước vào trong động, ta có cảm giác không khí trong lành, mát mẻ bất tận, cảm giác ấy càng trở nên rõ ràng hơn khi ta đưa tay chạm vào những khối thạch nhũ óng ánh nhấp nhô với nhiều hình thù được hình thành sau nhiều năm kiến tạo.

Tiến vào sâu bên trong, du khách sẽ thấy được nơi thờ nhiều bức tượng Phật trang nghiêm, nổi bật nhất với pho tượng chế tác bằng đá xanh - Phật Bà Quan  m có từ thời Tây Sơn. Tại đây, với tâm thành kính, ngoài việc câu bình an, sức khỏe, tài lộc... còn được du khách mọi miền thập phương đến để cầu đường con cái.

+ Chùa Thiên Trù (Chùa Trò hay Chùa Ngoài): địa điểm đầu tiên mà nhiều du khách ghé thăm nay sau khi thuyền vừa cập bến bởi chùa nằm ngay ngoài của khu Hương Sơn. Chùa Thiên Trù được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1467  thời Lê Thánh Tông, sau nhiều lần bị tàn phá bởi chiến tranh thì đến năm Tân Mùi 1991 chùa được phục dựng hoàn chỉnh và được khánh thành. Ngôi chùa mang dáng vẻ của một quần thể kiến trúc nguy nga nhưng không mất đi nét cổ kính, linh thiêng vốn có. Nằm tại vị trí trung tâm bốn bề cây cối tươi tốt, núi rừng trùng điệp, nơi đây mỗi năm vào tháng Giêng đều diễn ra lễ khai mạc của lễ hội chùa Hương.

Đặt chân vào khuôn viên chùa Thiên Trù, du khách sẽ thấy tâm an yên, thanh thản đến lạ, không gian mát mẻ thoang thoảng mùi hương trầm thơm dịu, đúng nghĩa “vùng đất thiêng” của du lịch Chùa Hương.

+ Đền Trình Ngũ Nhạc (Ngũ Nhạc Linh Từ):  Xuôi theo dòng suối Yến cách bến đò vài trăm mét, bạn sẽ bắt gặp một ngôi đền nhỏ nằm ven bờ suối, dưới chân núi Ngũ Nhạc. Bên cạnh thờ Phật, ngôi đền lập ra để thờ thần tướng Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã có công giúp vua dẹp giặc cứu nước trong đời Hùng Vương thứ VI.

Cũng giống như đền Trình trong các đền chùa khác, Đền Trình chùa Hương là địa điểm mà bất kỳ du khách nào đều đặt chân đến đầu tiên để đặt lễ, khấn vái thay cho lời “xin phép”, trình diện với các đấng Thần Phật để được vào trong tham quan, lễ bái các công trình khác. Và theo quan niệm rằng, khi chúng ta khai danh tại đây thì những lời cầu nguyện sau đó mới được chứng giám.

+ Chùa Giải Oan: Nếu muốn ghé thăm Chùa Giải Oan, du khách phải leo núi chứ không thể sử dụng cáp treo bởi ngôi chùa nằm ngay trên sườn núi lối đi đến động Hương Tích. Phương án tốt nhất hiện nay, du khách có thể mua vé cáp treo lượt lên, còn khi xuống thì đi bộ để thuận đường ghé vào chùa Giải Oan. Hình ảnh một ngôi chùa cổ kính nằm uy nghiêm, lưng tựa sơn, phong cảnh hoang sơ, đầy sự trầm mặc. Chùa Giải Oan lần đầu tiên xây dựng vào triều Hậu Lê, sau nhiều lần trùng tu, đến năm 2012 chính thức hoàn thiện như ngày hôm nay, làm nơi thờ phụng đức Bồ tát Quán Thế Âm.

Đặc biệt, khi đến chùa, tại am Từ Vân bạn sẽ được chiêm bái pho tượng Quán  m Tứ Ký lưu truyền từ thế kỷ XVIII. Phía trước chùa có dòng suối Giải Oan gắn liền với câu chuyện truyền thuyết đầy cảm động. Trong chùa Giải Oan còn có một giếng nước Thiên Nhiên Thanh Trì luôn trong vắt và không bao giờ cạn.

+ Đền Cửa Võng: hay còn có tên gọi đền Trấn Song, ngôi đền nằm trên núi cao, phía dưới có thung lũng sâu, cảnh quanh xanh mát, linh thiêng, tại đây Bác Hồ đã nghỉ trưa trong chuyến ghé thăm khu du lịch chùa Hương năm 1958. Nguồn gốc của đền Cửa Võng là một miếu nhỏ, nơi mà người dân địa phương thờ bà chúa Rừng, cầu xin rừng yên và đem lại của cải cho họ.

+ Chùa Tiên Sơn: Chùa Tiên Sơn được xây dựng trong một hang động vào đầu thế kỷ 20. Nhìn từ bên ngoài, một ngọn núi cao chót vót hơn hẳn những ngọn núi xung quanh, được phủ xanh bởi những loài cây leo, cây thân đứng tựa một tòa lâu đài tự nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Bước vào trong hang, những cột đá nhũ thạch sừng sững giữa lối đi như những người lính gác bảo vệ chùa động. Không gian trong hang rất rộng, mát lạnh, nơi trang nghiêm nhất đặt tượng thờ Phật Thích ca và Bồ tát Quán Thế Âm. Du khách đến đây vừa có thể thưởng ngoạn thiên nhiên, vừa chiêm bái các Ngài mong cầu phước báu.

+ Chùa Hinh Bồng: cũng giống như chùa Tiên Sơn, chùa Hinh Bồng cũng nằm thanh tịnh trong một hang động. Để đến được đây, du khách cần leo qua quãng đường với những bậc thang đá khá cao và dốc, bù lại khung cảnh thiên nhiên xanh tươi, hoang sơ đậm chất thơ. Nhưng khi leo lên đến chùa, bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái, thư thái trước không gian linh thiêng. Ngay trước cổng chùa có đặt một bia đá và chiếc chuông đá uy nghiêm bên cạnh những khối thạch nhũ đẹp mắt. Đi sâu vào chùa mang không gian thờ tự linh thiêng.

+ Động Đại Binh (Thần Binh): hang động nằm sâu trong núi được khai sáng vào năm 1991 do hai cư sĩ lên chủ trương. Động Đại Binh xưa kia là nơi Đinh Công Tráng và Đinh Công Vân tuẫn tiết khi bị giặc Pháp vây hãm. Hiện nay, trong động có đặt bàn thờ Phật và các vị tướng tài của đất nước ta.

Tuyến tham quan Thanh Sơn gồm Chùa Thanh Sơn, Động Hương Đài:

+ Chùa Thanh Sơn: Chùa nằm ngay tại dưới chân núi ven bờ sông xanh. Nghe tên gọi thôi du khách đã hình dung ra một ngôi chùa nằm giữa cảm núi non thanh bình, yên ả. Chùa Thanh Sơn đã tồn tại từ vài trăm năm về trước với nét cổ kính rêu phong còn vương màu thời gian. Tuy vậy, kiến trúc của chùa rất tinh xảo, tỉ mỉ và độc đáo với những nét hoa văn chạm khắc điêu luyện ẩn chứa hàm ý sâu xa. Điều đặc biệt của ngôi chùa này ở chỗ ngoài việc thờ cúng Thần, Phật, Mẫu... còn là nơi chăm sóc, nuôi nấng những em nhỏ mồ côi không nơi nương tựa.

+ Động Hương Đài: nằm ngay phía sau chùa Thanh Sơn, động Hương Đài có không gian nhỏ xinh nhưng khiến du khách trầm trồ bởi những bức tường thạch nhũ đa dạng hình dáng, kích thích khả năng tưởng tượng của con người. Do nơi đây ít được du khách biết đến nên vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ, tại đây không có nhiều dịch vụ thương mại, mua bán nên càng giúp cho không gian trở nên yên tĩnh, thanh tịnh.

Tuyến tham quan Long Vân gồm Chùa Long Vân, Động Long Vân, Hang Sũng Sàm:

+ Chùa Long Vân: Trên tuyến theo dòng suối Yến, du khách có thể ghé vào Chùa Long Vân lễ bái. Vào năm 1920, chùa được xây trên nền đất cao rộng, đứng tại chùa có thể hướng mắt nhìn ra cảnh quan xung quanh ngập tràn màu xanh của cỏ cây, ruộng lúa, núi rừng... Điểm nổi bật ở trước cổng chùa có một gốc đa cổ thụ khổng lồ với tuổi đời gần 400 năm, chứng kiến bao biến đổi của thời thế, cảnh vật.

+ Động Long Vân: Từ chùa Long Vân lên động Long Vân cách nhau khoảng 1km đường leo bộ. Nơi du khách có thể ghé thăm nếu muốn khám phá hang động hoang sơ kỳ vĩ cùng những khối thạch nhũ kiệt tác của thời gian. Đi sâu vào động có một lối nhỏ xuống khu hang âm với lối đi nhỏ hẹp, khơi dậy cảm giác thích khám phá của người lữ khách.

+ Động Cây Khế: cái tên nghe khá quen thuộc đối với bất kỳ du khách nào. Gọi “động Cây Khế” bởi khu vực nơi đây từ 300 năm về trước có một cây khế với sức sống trường kỳ tồn tại cho đến tận ngày hôm nay. Động này không sâu như các hang động khác, có đặt bàn thờ Phật bên trong cho du khách đến lễ bái.

+ Hang Thánh Hóa: Tên hang động mang ý nghĩa sâu sắc. “Thánh” trong nghĩa “Thần thánh”, “Hóa” nghĩa “Hóa thân”. “Thánh Hóa” tức Sự hóa thân của Thánh. Cũng giống như hầu hết các hang động khác tại khu du lịch chùa Hương, hang Thánh Hóa sở hữu không gian tươi mát cùng các kiến trúc thạch nhũ, cột đá tự nhiên huyền ảo. Trên đỉnh hang lấp ló một vài kẽ hở tạo điều kiện cho ánh mặt trời tự nhiên len lỏi vào làm cả hang bừng sáng rực rỡ tựa như những vạt sáng “huyền quang” chiếu rọi ấm áp lung linh.

Tuyến tham quan Tuyến Tuyết Sơn gồm Chùa Bảo Đài, Động Chùa Cá, Động Tuyết Sơn:

+ Chùa Bảo Đài: Ngôi chùa cổ kính có từ đời Vua Lê Hy Tông được gìn giữ, tôn tạo, giữ được dáng vẻ nguyên bản ban đầu. Chùa mang nét kiến trúc của thời nhà Nguyễn, nằm uy nghiêm với nhiều bức tượng Phật linh thiêng được thờ phụng cẩn thận. Chùa Bảo Đài nằm trên địa hình chân núi thấp, được bao bọc bởi những dãy núi hùng vĩ, phong cảnh nên thơ hữu tình. Khu chùa thanh tịnh nằm trên diện tích khá rộng và thoáng đãng, dọc hai bên đường đi vào chùa được trồng cau thẳng tắp một hàng tỏa bóng mát cho du khách ghé thăm nơi đây.

+ Động Ngọc Long: Nằm trong khu Tuyết Sơn, Động Ngọc Long mang nét đẹp quen thuộc nhưng không hề trộn lẫn mà đẹp theo cách rất riêng. Diện tích của động không quá rộng nhưng đa dạng các nhũ đá, thạch nhũ, cột đá,...

Điểm nhấn chính tại động Ngọc Long là tượng Bồ tát Quán Thế Âm được tạc liền vào khối đá vừa uy nghiêm, vừa từ bi nhân hậu.

+ Chùa Ngư Trì (Chùa Cá): Một trong những địa điểm du lịch tâm linh trong khu du lịch Hương Sơn. Chùa Ngư Trì còn khá vắng vẻ do chưa được nhiều du khách biết đến, nhưng cũng chính vì lý do này mà ngôi chùa không bị ảnh hưởng nhiều từ hoạt động du lịch, luôn giữ được vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh và bảo toàn được kiến trúc cổ kính xa xưa. Ngôi chùa nhỏ nhắn được che chở bởi núi rừng thơ mộng, bên trong thờ Phật cùng những vị thần có công ơn đối với nhân dân.

+ Đền Trình Phú Yên: Bên cạnh Đền Trình Ngũ Nhạc, Đền Trình Phú Yên nằm riêng biệt trong khu Tuyết Sơn. Trước khi du khách ghé thăm các địa điểm khác trong phân khu này, việc đầu tiên sẽ cần đến đền Trình để trình báo các bậc tối cao theo tín ngưỡng tâm linh và cầu nguyện những điều hanh thông, thuận lợi, bình an.

Giá vé Chùa Hương tham quan thắng cảnh bao nhiêu ?

{Giá vé chùa Hương} tham quan dành cho người lớn: 80.000 VNĐ/Vé; Thu 50% giá vé tham quan đối với: Người trên 60 tuổi, người có công với cách mạng, người thuộc diện chính sách xã hội (Cần phải xuất trình giấy tờ, căn cước để chứng thực); Trẻ em dưới 6 tuổi hoặc cao dưới 1m, người khuyết tật: Miễn phí vé tham quan.

Giá vé Chùa Hương áp dụng chung một khung giá cho khách du lịch nội địa và khách du lịch Quốc tế, và cũng là vé tổng thể cho toàn khu di tích, danh thắng Chùa Hương (tuyến chính + tuyến phụ).

Giá vé thuyền, đò Chùa Hương hiện nay cập nhật

+ Ngoài giá vé tham quan, du khách còn mất chi phí dành cho {vé đi thuyền - đò Chùa Hương}

+ Giá vé đò tham quan tuyến Hương Tích (tuyến chính): 50.000đ/vé/khách.

+ Giá vé đò tham quan tuyến Thanh Sơn - Vân Long - Tuyết Sơn (tuyến phụ): 35.000đ/vé/khách.

+ Di chuyển bằng thuyền - đò theo dòng suối Yến là phương tiện và cách duy nhất để có thể đến được với danh thắng Chùa Hương.

Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn: 02433 849.849 - Dịch vụ hỗ trợ mua vé, tour du lịch Chùa Hương Online Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651. Địa chỉ: Ngã tư Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Giá vé cáp treo Chùa Hương bao nhiêu tiền ?

{Vé cáp treo chùa Hương} người lớn: 120.000 VNĐ/vé/một chiều - 180.000 VNĐ/vé/khứ hồi; trẻ em chiều cao từ dưới 1,1m: 90.000 VNĐ/vé/một chiều - 120.000 VNĐ/vé/khứ hồi.

Giá vé cáp treo Chùa Hương cũng áp dụng chung cho khách du lịch nội địa và Quốc tế. Hệ thống cáp treo dài 1.200m nối liền hai nhà ga Thiên Trù và Hương Tích qua 7 cột trụ với 45 Cabin sức chứa tối đa 6 người và đạt công suất 1.500 hành khách mỗi giờ hoạt động.

Trước đây muốn tham quan khu danh thắng Chùa Hương, đặc biệt là đến với Động Thiên Trù, du khách chỉ có thể leo bộ theo các bậc thang từ dưới chân núi, mất khá nhiều sức lực và thời gian, chính vì thế mà không phải ai cũng có thể đến được Chùa Hương.

Sự có mặt của tuyến cáp treo từ 2006 giúp cho những du khách cao tuổi hay những bạn nhỏ, đều có thể dễ dàng đến Chùa Hương cùng gia đình tham quan, lễ phật và chiêm bái mà không gặp phải quá nhiều khó khăn gì.

Thời gian hoạt động của cáp treo Chùa Hương ?

Cáp treo Chùa Hương vận hành phụ thuộc vào từng thời điểm mà có khung giờ quy định khác nhau, vì thế du khách nên cập nhật kỹ thông tin để chủ động bố trí kế hoạch và lịch trình sao cho phù hợp. Thời gian cáp treo Chùa Hương hoạt động từng giai đoạn cụ thể như sau:

+ Thời gian hoạt động ngày thường: Sáng từ 09h30 đến 12h30 - Chiều từ 14h00 đến 15h30.

+ Những ngày lễ hội (từ tết nguyên đán đến hết tháng 3 âm lịch): Hoạt động liên tục từ 05h30 đến 18h30 hàng ngày.

Hướng dẫn du khách mua vé đo, vé cáp treo Chùa Hương

Theo kinh nghiệm đi du lịch Chùa Hương tại Tour Pro, để thuận tiện cho việc tham quan, đi đò, chiêm bái ở Chùa Hương. Du khách lên chuẩn bị các thông tin chỉ dẫn các bước, để mua từng loại vé khi tới du lịch Chùa Hương:

Bước 1: Du khách có thể liên hệ trước hoặc mua vé tham quan và vé đò ngay tại bến đò Suối Yến.

Bước 2: Sau khi nhận vé, Du khách di chuyển tới bến đò và xuất trình vé cho cán bộ soát vé trước khi lên đò khởi hành bắt đầu hành trình khám phá Chùa Hương, điểm đến đầu tiên là Đền Trình rồi sau đó du khách có thể lựa chọn đi tuyến chính hay tuyến phụ tùy ý.Lưu ý nhớ số điện thoại và số hiệu của đò mình đi để khi về dễ dàng tìm kiếm.

Bước 3: Thuyền cập bến Thiên Trù, du khách xuất trình vé tham quan tại cửa soát vé sau đó di chuyển tham quan quần thể danh thắng Chùa Hương gồm Chùa Thiên Trù, Động Tiên Sơn,...Sau đó du khách di chuyển tới nhà ga cáp treo Chùa Hương để mua vé hoặc có thể mua tại các nhà hàng trên đường tham quan.

Bước 4: Du khách lưu ý giữ lại vé lượt về nếu mua vé cáp treo khứ hồi. Sau khi tham quan Đền Trấn Song, Động Hương Tích du khách quay trở lại cáp treo di chuyển ngược trở lại. Vé đò đã bao gồm cả đi cả về nên du khách cần lưu lại thông tin liên hệ để lái đò đón bạn trả về bến Suối Yến ban đầu.

Bỏ túi kinh nghiệm đi du lịch Chùa Hương cần lưu ý gì không ?

Du lịch Chùa Hương đa số du khách sẽ đi vào những ngày đầu Xuân, sẽ không tránh khỏi mưa xuân, du khách cần mang theo ô và xem thông tin thời tiết để có một hành trình thật thuận tiện.

Chuẩn bị trước đồ lễ từ nhà vì đồ lễ mua tại khu du lịch khá đắt đỏ mà lại chưa chắc đã đảm bảo chất lượng như ý.

Tại bến đò có rất nhiều cò mồi bán vé, du khách chú ý vào thẳng quầy vé của ban quản lý để mua vé đò và vé tham quan để được sắp xếp chu đáo nhé. Nếu có người quen giới thiệu nhà hàng, bạn hãy gọi trước nhờ nhà hàng hỗ trợ dịch vụ ăn uống và dịch vụ thuyền đò cho yên tâm nhé.

Nếu không muốn bị ghép thuyền thao các nhóm lẻ, khó khăn trong việc tập kết quân số tại mỗi điểm dừng chân, tốt nhất là các bạn nên đi theo nhóm của mình, vừa vui, an toàn mà lại tiết kiệm. 

Lưu lại số điện thoại người lái đò và nhớ số hiệu của đò. Rất nhiều du khách quên chi tiết nhỏ này dẫn đến việc tìm lái đò đòn mình sau mỗi điểm dừng chân là rất khó. Sau khi kết thúc hành trình, đừng ngại ngần mà cảm ơn lái đò vài ba chục nghìn động viên cả ngày dài đã vất vả đưa bạn ngược xuôi nhé, chưa kể các lái đò còn là hướng dẫn viên rất chu đáo nếu bạn chịu khó hỏi han đấy nhé.

Đối với vé cáp treo, du khách nếu muốn mua vé khứ hồi thì mua luôn một lượt, vừa đỡ mất công xếp hàng mà lại tiết kiệm chi phí hơn so với mua lẻ từng lượt. và luôn giữ vé cáp treo cẩn thận cho chiều ngược lại.

Trang phục gọn gàng, thoải mái và lịch sự vì đây là hành trình tâm linh. Nếu trang phục không đảm bảo, hở hang, cộc cớn,... bạn sẽ không qua được cửa soát vé đâu nhé.

Tại Chùa Hương rất nhiều người bán thuốc Nam, nào là bổ thận, nào là bổ xương cốt, bổ gan, bổ máu, giảm béo,...vô cùng hấp dẫn nhưng chưa ai kiểm chứng chất lượng. Lời khuyên chân thành là tuyệt đối không mua.

Ngoài ra còn rất nhiều thịt thú rừng hoang dã, thậm chí có cả những loài cần được bảo tồn như: Tê Tê, Nhím, Dúi, Lửng,...được bày bán công khai. Người bán cứ bán nhưng người mua sẽ khó lòng mang về và qua được các chốt kiểm soát phía ngoài. Ban quản lý đang cố gắng loại bỏ hình thức bán thịt thú rừng ở Chùa Hương nên rất cần sự chung tay của du khách.

Mang theo đồ ăn hoặc đặt trước tại nhà hàng nếu được người quen giới thiệu để không bị chặt chém và phát sinh nhé.

Một đôi giày thể thao đế mềm sẽ vô cùng cần thiết cho cả ngày dài vận động, đi bộ nhiều.

Vì là khu lễ hội nên cũng rất nhiều những trò chơi đỏ đen, ăn tiền trá hình xuất hiện như bắn bóng, tung vòng, ném chai, phi tiêu, xóc đĩa,...du khách tuyệt đối không tham gia nếu không muốn mất hết tiền và có thể gây đến xung đột.

Đồ đạc tư trang, hành lý cá nhân, tiền nong, điện thoại, luôn đảm bảo trong tầm ngắm và tự bảo quản chúng an toàn nhất nhé. Tình trạng chen lấn, xô đẩy, lợi dụng móc túi ở Chùa Hương vẫn thường gặp.

Đối với những du khách đi bằng phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy. Cần mang đầy đủ giấy tờ cần thiết, gương xe và tuân thủ luật lệ an toàn giao thông nhé. Những ngày lễ hội là những ngày thắt chặt kiểm tra kiểm soát. Không sử dụng rượu bia khi điều khiển và tham gia giao thông là quy tắc luôn phải đặt lên hàng đầu.

Hy vọng những kinh nghiệm du lịch Chùa Hương hữu ích vừa được chia sẻ trên đây, sẽ giúp du khách có những gợi ý quan trọng để chuẩn bị cho chuyến du xuân đầu năm tới Chùa Hương chu đáo và thuận lợi nhất.

Nếu du khách quan tâm thêm về các tour Chùa Hương trọn gói hay cần tư vấn về lịch trình, vui lòng liên hệ tới Tour.Pro.Vn để được tư vấn viên chuyên tuyến hỗ trợ miễn phí kịp thời.

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon
Gọi ngay: 0979.961.851
Gọi ngay: 0963.851.651